Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Viêm Bao Quy Đầu Ở Trẻ

Tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ rất dễ bị do trẻ thường chạy, nghịch bẩn nhiều mà không chú ý vệ sinh bao quy đầu thường xuyên.
Khi bị viêm sẽ gây ra những biểu hiện là sưng tấy, mẩn đỏ, nóng rát, tiểu buốt và ngứa ở bao quy đầu, thậm chí còn khiến trẻ không dám đi tiểu tiện vì sợ bị đau rát.
Những biểu hiện này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy hãy luôn lưu ý đến biểu hiện bất thường của trẻ, phát hiện ngay khi bao quy đầu của trẻ bị viêm.

Nguyên nhân là do

Trẻ bị mắc chứng hẹp hoặc dài bao quy đầu bẩm sinh

Hẹp hoặc dài bao quy đầu sẽ tạo rất nhiều cặn bẩn và cặn bã nước tiểu ở quy đầu, những chất thải này tích tụ lâu ngày sẽ khiến vi khuẩn hình thành và phát triển.

Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ:

Khi các bé vận động vùng này sẽ tiết ra rất nhiều mồ hôi. Đây là môi trường lý tưởng cho sự hình thành và phát triển của các vi khuẩn, nấm gây hại.
Nếu không chú ý vệ sinh cẩn thận, không rửa ráy thường xuyên hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ gây ra hiện tượng viêm.

Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm:

Trường hợp thường xuyên chơi đùa, tắm, nghịch ở môi trường ô nhiễm như ao hồ, sông suối, vi khuẩn trong nước bẩn cũng sẽ xâm nhập vào bao quy đầu.
Ở trẻ em, những tác động gây ra bệnh viêm bao quy đầu không nhiều và cũng khá dễ dàng nhận biết.

Có những dấu hiệu là

  • Vùng bao quy đầu bị sưng tấy đỏ, kích ứng, thậm chí có mủ trắng.
  • Khi trẻ tiểu tiện sẽ bị đau, rát, buốt.
  • Có hiện tượng bị sốt nhẹ.
  • Bé thường xuyên quấy khóc khi đi tiểu, hay sờ vào bao quy đầu và gãi vì bị ngứa.

Sẽ có tác hại đến

  • Cơ quan sinh sản vì dễ mắc nhiều bệnh lý khi lớn lên.
  • Khả năng sinh sản sau này nếu không chữa trị sớm. Tâm lý vì cảm giác sợ hãi, đau đớn và khó chịu, thậm chí không dám đi tiểu.
  • Tâm lý vì cảm giác sợ hãi, đau đớn và khó chịu, thậm chí không dám đi tiểu.
  • Trường hợp nặng còn gây hoại tử và nguy cơ bị ung thư dương vật.

Được điều trị bằng phương pháp

Nội khoa:

Nếu do viêm nhiễm: Bác sĩ chuyên khoa khám và đưa ra các phương pháp điều trị nội khoa, sử dụng các loại thuốc kháng sinh, tiêu viêm chuyên dùng cho trẻ.
Ở nhà cần chú ý cẩn thận hơn khi vệ sinh vùng kín cho trẻ, tránh trường hợp để tình trạng viêm nhiễm tái phát sau khi điều trị.

Ngoại khoa:

Nếu do hẹp hoặc dài bao quy đầu: Sẽ cần điều trị bằng thuốc và can thiệp ngoại khoa (cắt bao quy đầu, nong bao quy đầu) là việc cần thực hiện.
Khi cần trao đổi về tình trạng viêm bao quy đầu ở trẻ và cần những thông tin cụ thể hơn thì hãy nhập câu hỏi vào khung tư vấn để được các bác sĩ nam khoa tư vấn chi tiết về trường hợp của bé nhà mình.
Tin liên quan:


Tin xem nhiều: